Điện thoại: (024) 3 224 7544 | 096 904 7313
Địa chỉ: Số 8, Ngõ 16 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội
 
 
  • Hình ảnh 1
  • Hình ảnh 2
  • Hình ảnh 4
  • Hình ảnh 3
  • ảnh 5

Một loạt công trình ngàn năm tại Hà Nội được công nhận là điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt

Cập nhật: 09/08/2024
 Không chỉ là những địa điểm tín ngưỡng linh thiêng mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của người dân Thủ đô

Hà Nội vừa ban hành Quyết định công nhận Đền Quán Thánh - phường Quán Thánh - quận Ba Đình và Đền Voi Phục - phường Ngọc Khánh - quận Ba Đình - Hà Nội, là điểm du lịch với tên gọi chính thức là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt"

Đền Quán Thánh (ảnh internet)

Đền Quán Thánh - một trong bốn ngôi đền “Thăng Long tứ trấn” được xây dựng vào năm 1010 dưới triều vua Lý Thái Tổ. Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
Ban đầu, đền này nằm ở phía Nam sông Tô Lịch. Sau khi dời đô về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã cho dời đền về vị trí như ngày nay, với hy vọng Huyền Thiên Trấn Vũ sẽ giúp việc trị thủy quái Hồ Tây và trấn giữ mặt Bắc thành Thăng Long.

Đền Voi Phục (Tây trấn từ) là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi thờ bảo lan. Đền tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh công viên Thủ Lệ, gần trường Đội Lê Duẩn và đối diện Trường Đại học Giao thông Vận tải.


Đền Voi phục (ảnh internet)

Đền được lập từ thời Lý Thái Tông (1028-1054) ở góc phía tây nam thành Thăng Long cũ thuộc địa phận làng Thủ Lệ nay là công viên Thủ Lệ. Thờ hoàng tử Linh Lang, con của vua Lý Thái Tông, và bà phi thứ 9 Dương Thị Quang, nhưng tương truyền vốn là con của Long Quân, tên gọi là Hoàng Châu, thác sinh, là người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, và đã hi sinh trên phòng tuyến sông Cầu vào năm 1076.
Sau khi mất, được người dân Thủ Lệ lập đền thờ và được nhà vua sắc phong là Linh Lang đại vương thượng đẳng phúc thần. Thần đã nhiều lần âm phù giúp nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, và nhà Lê trong cuộc phục hưng. Vì trước cửa đền có đắp hai con voi quỳ gối nên quen gọi là đền Voi Phục và vì đền ở phía tây kinh thành nên còn gọi là trấn Tây hoặc trấn Đoài (Đoài, theo bát quái thuộc phương Tây).

Đồng thời, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng quyết định công nhận điểm du lịch Đảo Ngọc - Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội là điểm du lịch với tên gọi là “Điểm du lịch Đảo Ngọc-Trúc Bạch.”

Đảo Ngọc - Trúc Bạch (ảnh internet)

Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã công nhận điểm du lịch Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) với tên gọi chính thức là “Điểm du lịch Kim Lan” Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình và huyện Gia Lâm có trách nhiệm thực hiện quản lý, khai thác, phát triển các điểm du lịch trên theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản pháp luật liên quan.


Làng gốm Kim Lan (ảnh internet)

Các sở, ngành: Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Công Thương, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình, Ủy ban Nhân dân huyện Gia Lâm có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức quản lý, khai thác và đầu tư xây dựng các điểm du lịch trên theo đúng quy định pháp luật và thành phố, đảm bảo phát triển bền vững, hiệu quả.

Tổng hợp

SỞ DU LỊCH HÀ NỘI
HIỆP HỘI DU LỊCH HÀ NỘI
  Add: Trụ sở: Số 8, Ngõ 16 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội.
  Phone (024) 3 224 7544
  Hotline:  (096) 904 7313
  Website: https://hanoidulich.vn | https://hanta.org.vn
  Email:  dulichhanoi176@gmail.com
CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
ĐĂNG KÝ HỦY BỎ
Copyright 2024 Hiệp hội du lịch Hà Nội (HANTA). ALL RIGHTS RESERVED.. Ghi rõ nguồn khi bạn phát hành thông tin từ website này